Bài viết
Tra Bệnh theo vần

A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z

Kha Cầm.

 

KHA CẦM

(Không rõ năm sinh năm mất ).
 
   Kha Cầm, tự Vận Bá, hiệu Tự Phong, người đời Thanh, Từ Khê, Trượng Đình (nay là Chiết Giang, Từ Khê), sau dời về ở Ngu Sơn (Giang Tô, Thương Thục), sinh sống vào quãng niên hiệu Khang Hi Ung Chính (1662-1735). Ông là người giỏi thơ văn, sống đức độ, không chuộng quan trường, ẩn cư ở Ngu Sơn, học sách y; cả đời ra sức nghiên cứu ,'Nội kinh’, ‘Thương Hàn Luận’. Sách thuốc ông viết gồm có: ‘Thương Hàn Luận Chú' bốn quyển, ‘'Thương Hàn Luận Dục’ hai quyển, 'Thương Hàn Phụ Dực’ hai quyển, hợp lại lấy tên là ‘Thương Hàn Lai Tô Tập’. Ông cũng có giáo chính ‘Hoàng Đế Nội Kinh’ soạn ra một sách ‘Nội Kinh Hợp Bích’ tiếc là đã bị thất lạc. Nhưng xem luận thuật trong ‘Thương Hàn Lai Tô Tập’ có thể thấy được ông đã rất công phu trong việc nghiên cứu ‘Nội Kinh’.  Phép học trị liệu của ông nghiêm túc, khách quan. Ông nhận xét rằng: ‘Thương Hàn Luận’ là sách phương thuốc dẫn đường cho kẻ hậu học. Nhưng vì từ trước những nhà chú thích tuy nhiều, riêng ai nấy bổ sung chỗ tâm đắc của minh, chưa chắc đã phù hợp với nguyên ý của Trọng Cảnh. Theo ông, sách ‘Thương Hàn Luận’, qua tay Thúc Hòa biên soạn, đã không còn là sách của Trọng Cảnh, nghĩa của Trọng Cảnh sai sót nhiều, văn của Thúc Hòa luận thuật cũng nhiều, sau trải qua Phương Hữu Chấp, Dụ Xương hai nhà nữa, lại càng xa ý chỉ của Trọng Cảnh; lời luận càng lạ, cách lẽ càng xa, những điều phân tích càng mới, cổ pháp càng loạn. Ông càng không đồng ý với học thuyết ‘Tam Cương Đảnh Lập’, cho rằng đó là ‘mai một tâm pháp của Trọng Cảnh’. Đồng thời ông cũng phản đối việc theo chủ trương của phái cựu luận ‘không dám thêm bớt một chữ, dời đổi một tiết sách’ cho rằng thực: chất tinh thần của ‘Thương hàn luận’ là biện chứng  luận trị, không màng là cựu luận Trọng Cảnh hoặc toản tập Thúc Hòa, chỉ cần phù hợp với tinh thần biện chứng  luận trị, sự chân ngụy sẽ không là chủ yếu. Thế là ông mạnh dạn đề xuất phương pháp dùng phương để phân loại chứng , lấy  phương gọi tên chứng , phương không câu nệ kinh, hội tập các lý luận, đem sách của Trọng Cảnh đính chính, chú giải, soạn ra sách ‘Thương Hàn Lai Tô Tập’ (lai tô: chết rồi sống lại) phát huy tinh nghĩa của ‘Thương hàn luận’. Sách này thể hiện sự nghiên cứu tinh thâm bệnh thương hàn của ông, một thành tựu siêu việt có ảnh hưởng cực lớn đối với công việc nghiên cứu ‘Thương hàn luận’ của đời sau. Cho nên có ngươi gọi ông là ‘công thần của Trọng Cảnh, tránh hữu của chư gia (tránh hữu: bạn thẳng thừng khuyến dụ bạn bè). Nhà ôn bệnh học trứ danh Diệp Thiên Sĩ cũng khen sách này là ‘độc khai sinh diện, khả vi thù thế chi bảo’ (riêng mở đường mới, đáng là của báu giúp chơi), đủ thấy giá trị của quyển sách.
Các bài viết khác


Lên đầu trang