Đông y
Tây y
- Bỏng
- Bụng
- Tim mạch
- Chấn thương
- Cận lâm sàng
- Cấp cứu thường gặp
- Da liễu
- Dược lý
- Giải phẫu
- Giải phẫu bệnh
- Lao, bệnh phổi
- Miễn dịch
- Máu - Tạo máu
- Mắt
- Ngoại nhi
- Ngực, Mạch máu
- Nội nhi
- Nội Tiết
- Phẫu thuật thực hành
- Sinh Hóa
- Sinh lý
- Sinh lý bệnh
- Sinh lý nhi
- Siêu âm
- Sản, phụ
- Tai Mũi Họng
- Thuốc biệt dược
- Thuốc thành phần
- Thần kinh
- Thận - Tiết niệu
- Tim mạch
- Tiêu Hóa
- Triệu chứng Ngoại
- Triệu chứng Nội
- Truyền Nhiễm
- Tâm thần
- X Quang
- Xương Khớp
- Bệnh chuyển hoá
Đông Tây y kết hợp
Bài viết
Tra Bệnh theo vần
A Ă Â B C D Đ E Ê F G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V W X Y Z
Dư Lâm.
DƯ LÂM
(Không rõ năm sinh năm mất ).
Dư Lâm, tự Sư Ngu, người An Huy, Đồng Thành (có tư liệu nói là người Thường Châu), sinh sống quãng đầu niên hiệu Ung Chính đến đầu niên hiệu Gia Khánh đời Thanh. Ông học Nho từ nhỏ, nhung chịu khó học 20 năm mà chẳng đỗ đạt gì mới tự nói: không làm quan giỏi thì làm thầy thuốc giỏi vậy! (Bất vi lương tướng, đương vi lương y). Bèn bỏ con đường sĩ hoạn, đổi học y. Niên hiệu Càn Long năm thứ 29 (1764), bệnh ôn dịch lan tràn ở huyện Đồng Thành, cha ông cũng mắc bệnh, bị trị lầm mà chết. Lúc ấy, ông đang du học ở Đại Lương (Khai Phong), lập tức về quê lo việc tang, hỏi xem các thang thuốc cha đã dùng, đều không phải loại ngoại trị thương hàn; điều này khiến ông ôm hận trong lòng , càng ra sức xem khắp sách thuốc xưa, nhất là tìm các phương thuốc hay để trị bệnh dịch chẩn. Khi nghiên cứu bản thảo thấy sách nói ‘Thạch cao tính hàn trừ được nóng ở dạ dày, vị đạm bạc giỏi giải thực nhiệt ở cơ thể’, ông mới thấy rõ rằng ‘nếu là dịch ôn nhiệt thì ngoài Thạch cao ra, không gì trị được’. Từ đấy về sau, trong quá trình hành y, mỗi khi gặp ôn dịch bệnh, ông dùng Thạch cao làm chính, lần nào cũng hiệu nghiệm hoàn toàn. Tuổi trung niên, ông dời chỗ về kinh hành nghề. Niên hiệu Càn Long năm thứ 58 (1793), bệnh ôn dịch lan tràn ở kinh đô, dùng phép trị của Trương Cảnh Nhạc không khỏi, phương thuốc của Ngô Hựu Khả cũng vô hiệu, nhiều thầy thuốc đều chịu bó tay. Ông dùng thang lớn Thạch cao và Hoàng liên thì hiệu nghiệm, cứu sống vô số người. Như người thiếp của Phùng Tinh Thục mắc bệnh dịch sắp chết, ông Thạch cao thang làm chính cứu được sống; ngoài cửa Chính Dương, con trai lớn của họ Kỳ nhiễm bệnh dịch, ban chẩn nổi đầy mình tím đen, tay chân lạnh giá, thầy thuốc trước đã phê là 'bất trị’, ông dùng thuốc tán ‘Thanh Ôn Bại Độc’, cho uống luôn 15 thang thì khỏi bệnh. Khi ấy, người bệnh được ông trị lành sao chép phương của ông cho người khác dùng, cũng được kết quả. Về già ông dùng chỗ tâm đắc của trên 30 năm hành nghề trị bệnh dịch chẩn tổng kết lại, biên soạn bộ ‘Dịch Chẩn Nhất Đắc’ 2 quyển: quyển 1 luận thuật chủ yếu về nguyên nhân của bệnh, nơi phát bệnh, bệnh trạng, đề xuất, chỗ khác nhau của hai bệnh dịch chẩn và thương hàn; quyển 2 luận khái quát các loại bệnh chứng sau khi khỏi bệnh, phép điều trị và những gì có liên quan đến việc điều trị, v.v... Sách dùng học thuyết vận khí tường thuật sự phát sinh của bệnh, nhận xét rằng nguyên nhân gây bệnh là mối độc vô hình xâm nhập vào cơ thể do miệng mũi, mà mối độc vô hình này là hỏa độc, đồng thời căn cứ trên bệnh nhân, bệnh cơ, chủ trương dùng Thạch cao điều trị, sáng lập ra phép ‘thanh ôn bại độc'. Phương thuốc này đối với chứng ‘hỏa nhiệt dịch độc’ thật có công hiệu lớn. Cho nên luôn được y gia đời sau thực dụng.
Các bài viết khác